Trong vô vàn những món ăn đặc sản của Hà Nội thì bún thang được coi là bản hoà tấu hương vị, mang những nét riêng chưa đựng sự tinh tế của người dân xứ kinh kỳ.

Bún thang là đại diện trong văn hóa ẩm thực Tràng An nhưng món ăn này ra đời từ bao giờ thì hiếm ai có câu trả lời chắc chắn. Nhiều tài liệu ghi lại, món bún này xuất phát từ món canh của người có cái tên “thượng thang” ngọt thanh. Trước kia, người Hà Nội chỉ thưởng thức bún thang vào dịp đặc biệt như hóa vàng ngày Tết bởi nguyên liệu làm bún thang tận dụng từ việc sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam như thịt gà, tôm khô, giò lụa, nấm hương, trứng, củ cải dầm… rồi kết hợp một cách khéo léo để làm tan đi cái vị ngấy béo, dư thừa trong bữa cơm thịt cá của những ngày Tết nguyên đán.

Tô bún thang đặc trưng sẽ được bày trí tinh tế, hút mắt bởi những màu sắc hài hòa. Bát bún được ví như “Bông hoa ngũ sắc” với cách trang trí và phối nguyên liệu vô cùng cầu kỳ. Chút thịt gà xé nhỏ, sợi trứng, giò, củ cải khô thái sợ mỏng tang, ít tôm nõn xay nhuyễn được trình bày sao cho đối xứng rồi cuối cùng để lên trên là hành lá, rau thơm cho dậy mùi. Bún thang như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo trong giới ẩm thực với đủ sắc màu nào vàng, trắng, nâu cả xanh… Chan nước dùng cũng phải thật khéo không làm mất đi bức tranh tổng thể. Vị ngọt của nước dùng hòa cùng hương thơm đậm đà của nguyên liệu đã tạo nên một nỗi nhớ khó quên khi thưởng thức.

​​

Sự tinh túy của món ăn này được thể hiện rõ nét ở nước dùng. Mỗi hàng quán đều sẽ có công thức “Bí truyền” riêng để tạo nên nồi nước dùng thơm ngon và hấp dẫn. Thế nhưng, bất kỳ công thức nào cũng đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ của người nấu. Đặc biệt, khâu chọn nguyên liệu cho món bún này cần hết sức kỹ càng. 

Nước dùng của bún thang được tạo ra bởi vị ngọt của xương ống, xương gà, mực khô, tôm he ninh kỹ chắt lấy phần nước cốt. Nước dùng cho món bún thang phải có vị ngọt tự nhiên chứ không phải nhờ thêm gia vị mì chính hay đường. Sợi bún trong món bún thang Hà Nội phải nhỏ, dai được làm từ gạo dự của Mễ Trì, chứ bún sợi to bị coi là thô kệch. 

Thịt gà phải được xé xợi bằng tay , các nguyên liệu khác như trứng rán, giò, nấm cũng phải được thái xợi đều tăm tắc và xếp gọn gàng từng phần trên tô bún thể hiện sự hoà hợp của âm dương ngũ hành.

Mỗi lần đến Hà Nội, ngoài việc tìm kiếm hàng quán phở đặc trưng, thực khách cũng đừng quên dừng chân thưởng thức lại bún thang, một món ăn đầy đậm đà và tinh tế xứng đáng được gọi là tinh hoa ẩm thực Hà Thành. 

Một số quán bún thang nổi tiếng của đất Hà Thành không thể không nhắc tới đó là:

Bún thang Cô Ẩm

Nhắc đến bún thang Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến quán cô Ẩm. Đây là quán bún thang lâu đời, món bún thang cô Ẩm đã gắn liền với nhiều thế hệ người Hà thành. Có địa chỉ tại “Vườn ẩm thực” số 37 Cửa Nam.

Món bún thang được nấu khá cầu kỳ, trau chuốt ở từng khâu. Nước dùng được nấu từ gà và tôm he. Trong tô bún có hơn 12 loại nguyên liệu được kết hợp với nhau. Tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đặc trưng.

Bún Thang Hàng Hòm

Bún Thang Hàng Hòm là quán ăn đã có từ rất lâu ở Hà Nội. Quán có tên là phở Hồng nhưng hầu như mọi người đến đây chủ yếu để ăn bún thang. Bún ở đây được mọi người truyền tai nhau vừa ngon lại có giá khá rẻ.

Một tô bún của quán khá đầy đặn, bao gồm thịt gà, trứng tráng, giò lụa, nấm hương, củ cải dầm… Nước dùng có vị ngọt tự nhiên và dậy mùi thơm của xương gà ninh, nấm hương và tôm he.

Quán Cũ – Bún thang gia truyền Hà Nội

Bún thang Quán Cũ nằm nép mình trên tuyến phố Phan Đình Phùng. Quán có không gian khá rộng rãi, chỗ để xe thoải mái, phù hợp với những nhóm muốn đi ăn đông người.

Bún tháng Quán Cũ được nấu theo công thức gia truyền. Chính vì thế bún ở đây có hương vị khá đặc biệt vừa mang đúng tinh túy của món bún thang Hà Nội vừa mang chút riêng biệt của quán.

Bún thang Ngọc Tuyền

Ngọc Tuyền là quán bún thang cũng khá lâu đời ở Hà Nội. Cách nấu bún của quán được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bún thang Ngọc Tuyền được nấu khá cầu kỳ. Từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến đều được đầu tư tỉ mỉ. Tô bún đậm đà, kết hợp sự tinh tế của ẩm thực thủ đô với hơn 20 loại nguyên liệu khác nhau. Tô bún đầy đủ gồm giò lụa, ruốc tôm, thịt gà, trứng tráng mỏng, hành, răm…

Bún thang Cầu Gỗ

Đến với quán Bà Đức, số 48 Cầu Gỗ bạn sẽ được thưởng thức những bát bún vô cùng thơm ngon và cuốn hút. Mặc dù nằm trong ngõ nhỏ và trang trí khá đơn giản, thế nhưng món bún ở đây được nhiều người biết đến bởi nước dùng thơm ngon và thanh khiết vô cùng.

Please follow and like us: